Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một trong những chứng từ kế toán được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa trên thị trường. Không chỉ đóng vai trò chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong khâu lưu thông vận chuyển mà phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ còn có ý nghĩa trong công tác quản lý nội bộ.
Vậy, khi chuyển sang sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử các chức năng này có sự thay đổi gì so với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hay không? Cùng tìm hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về những quy định khi sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử trong bài viết dưới đây.
Căn cứ theo điểm 2.6 Phụ lục 4 của Thông tư 39/2014/TT-BTC Quy định sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thì phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Sử dụng trong trường hợp xuất hàng hóa đi gia công.
– Sử dụng trong trường hợp xuất, điều chuyển hàng hóa giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
– Xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
– Xuất hàng giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
– Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
– Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
– Thứ nhất: Nếu chi nhánh phụ thuộc tự kê khai thuế GTGT (khác tỉnh với trụ sở chính) tại địa phương thì khi xuất hàng cho chi nhánh, trụ sở chính có thể xuất hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; nếu trụ sở chính xuất hàng cho chi nhánh bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì phải xuất lại hóa đơn GTGT để chi nhánh có căn cứ kê khai, khấu trừ thuế.
– Thứ hai: Nếu chi nhánh (hoặc cửa hàng) phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán khai thuế GTGT về trụ sở chính, khi trụ sở xuất hàng hóa về chi nhánh xuất bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (không xuất hóa đơn); định kỳ chi nhánh (cửa hàng) lập bảng kê bán hàng hóa tiêu thụ về trụ sở chính để trụ sở chính xuất hóa đơn cho khách hàng ghi doanh thu.
Về nguyên tắc chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, tuy nhiên với phiếu xuất kho hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ có thể chỉ ghi tên hàng hóa, số lượng mà không ghi đơn giá, thành tiền (chưa có, hoặc không muốn công khai giá vốn) vẫn được cơ quan thuế chấp nhận. Tại Công văn 1870/TCT-CS ngày 21/05/2014 của Tổng cục thuế đã có đề cập cụ thể về cách viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: “Mẫu Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn giá” và “thành tiền”
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc phiếu xuất kho kiêm vận bộ nên ghi đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu để tiện ghi sổ kế toán cũng như có căn cứ quy trách nhiệm vật chất nếu các bên liên quan làm hư hỏng, mất mác …
Thế nào là mẫu hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp?
Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 điều 4 thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
” b. Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
– Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
– Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
– Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
– Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
Theo điểm 4 phụ lục 1 thông tư 39 có quy định:
– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;
– Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý…”
Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?
Vậy trường hợp mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo mẫu tại thông tư số 39/2014/TT-BTC không có tiêu thức dấu của người bán thì doanh nghiệp có thể tiến hành đóng dấu treo ở Góc trên, bên trái.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Khoản 5, Điều 6, Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định cụ thể về việc áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý, theo đó, các trường hợp được sử dụng Phiếu xuất kho vận chuyển điện tử bao gồm:
– Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
– Xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
– Xuất hàng hóa giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
– Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
– Xuất hàng hóa đi gia công.
– Xuất, điều chuyển hàng hóa, tài sản giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
– Xuất khi bán hàng lưu động.
– Góp vốn bằng tài sản
– Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không ghi số giá trị hàng hóa, tiền thuế mà chỉ ghi các chỉ tiêu sau:
– Tên người vận chuyển hàng hóa
– Phương tiện vận chuyển (xe, tàu …)
– Địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhận hàng
– Tên, chủng loại, số lượng hàng hóa.