Nếu bạn đã tìm hiểu về mã vạch và bạn đã quyết định sẽ in mã vạch để phục vụ tốt hơn cho công việc kinh doanh mua bán, đó là một quyết định hoàn hảo. Để việc in mã vạch và chi phí đầu tư cho khoản này không quá giới hạn bạn cũng nên tìm hiểu để cân đối chi phí của máy in mã vạch và giấy in mã vạch.
Bạn đang cần in mã vạch loại nào? Theo nhà in SONG AN, hiện nay tạm thời được chia ra làm hai loại để người cần dùng có thể chọn lựa tùy theo hiệu quả kinh tế và tính tiện dụng.
Không in sẵn hàng loạt, với in mã vạch tại chỗ người dùng có thể điều khiển quá trình in mã vạch ngay tại vị trí, nơi họ làm việc. Lưu ý cho loại in tại chỗ này là: phần mềm thiết kế nhãn (cần phải hỗ trợ cả ký tự, Logo hay hình ảnh…) do đó, cần phải có phần mềm thiết kế nhãn mã vạch song song.
Nếu nhu cầu số lượng in mã vạch của bạn lớn và thong tin không thay đổi thì in hàng loạt là hoàn hảo cho bạn. Công nghệ in khuôn lụa – Flexographic, offset, hot stamping – Dấu nóng, sắp ký tự, laser hoặc film, hay xử lý số – digital processes sẽ tạo ra các bản in chất lượng cao hơn là các bản in trên máy in tại chỗ.
Decal PVC.
Giấy in mã vạch; hay còn gọi là Decal in mã vạch; Giấy in tem nhãn; Decal in tem nhãn;… là loại giấy chuyên dụng thường được bế thành cuộn để in tem nhãn mã vạch; Giấy được cấu tạo gồm một mặt dùng để in thông tin, một mặt có lớp keo dính.
Loại decal in mã vạch phổ biến:
Là loại giấy thường dùng trong các ứng dụng nhãn chịu nước, chịu dầu như hàng điện tử. Do đó, giấy Decal này được làm từ giấy PVC, độ bền cao chống thấm nước và xé không rách.
Đáp ứng được nhu cầu của người dùng, Decal giấy có giá cả hợp lý, thường được sử dụng trong hàng tiêu dùng, trong siêu thị, hay kho bãi và lĩnh vực bao bì đóng gói. Dù yếu điểm của Decal giấy là dễ rách, không chống thấm nước, kém bền, nhưng giá cả hợp lí nên decal giấy vẫn đang được dùng rộng rãi.
Giống như cái tên được đặt cho, đây là loại tem dễ bể, thường dùng trong tem bảo hành, chống hàng giả.
Decal bạc.
Decal bạc thường được dùng cho hàng hóa bằng kim loại, và được phủ một lớp kim loại mỏng ánh bạc, hoặc vàng, có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài, do đó giá thành thường cao.
Giấy in mã vạch; có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ đầu in, khách hàng nên lựa chọn những loại giấy in chất lượng tốt của những nhà cung cấp uy tín như: giấy Amazon, MK, Lintec, hoặc loại giấy được đề nghị là tốt nhất cho đầu in – giấy FASSON của hãng Avery (giấy Decal FASSON có đường lượn sóng và logo “FASSON” chìm dưới mặt đế).
Đế giấy được chia làm 2 loại: loại đế giấy và đế lac-xin và. Đế lac-xin là loại đế mỏng, mờ, ánh sáng có thể chiếu qua, giúp mắt cảm biến của máy (sensor) in phân biệt khổ giấy. Nhờ vậy máy phân biệt được khoảng cách giữa 2 con tem, giúp việc in tem nhãn chính xác và dễ dàng.
Loại đế giấy dày mà ánh sáng không chiếu qua được, thường được dùng trong in theo điểm (label with mark) với những đốm đen đánh dấu phía dưới đế của con tem, và chế độ in liên tục (continuous).
So với máy in laser hoặc máy in phun, máy in mã vạch bằng nhiệt là một lựa chọn tiết kiệm và kinh tế hơn nhiều để tạo ra số lượng mã vạch, tem cần cần thiết và chất lượng cao. Bên cạnh đó, máy in mã vạch nhiệt ít tốn kém, ít bảo trì và in nhanh hơn.
Các loại in máy in mã vạch uy tín như Datamax, Argox, Zebra hay Bixolon, Sata…đáp ứng với đa dạng nhu cầu của người dùng. Do vậy, để chọn đúng loại máy in mã vạch cần, khách hàng có thể cần nhà in Song An tư vấn cho hợp lí. Một số lưu ý khi chọn máy in mã vạch mà khách hàng cần lưu ý đó là:
Đảm bảo rằng chiếc máy in đó tốt nhưng có thể xử lý được số lượng in mã vạch mà bạn đang và sẽ cần.
Ba kích cỡ của chiếc máy in mã vạch như: máy in để bàn, di động và công nghiệp.
Tên tiếng anh của máy là Desktop barcode printer, máy được thự hiện cho số lượng nhãn trung bình định kỳ mỗi tuần. Đây là sự lựa chọn cho đối tượng văn phòng hay in ấn nhẹ, ít tại các cửa hàng bán lẻ như quần áo thời trang…Một số dòng máy có thể tham khảo như: Bixolon T400, Godex G500, Zebra GX420D…
Industrial barcode printer, loại máy lớn và rất chắc chắn ùng để in khối lượng lớn tem, nhãn mã vạch. Các dòng máy như: Sato CL4NX, Zebra ZT400, hoặc Zebra ZM600…
Mobile barcode printer, kích thước nhỏ để dễ dàng di chuyển và sử dụng, do đó máy có một số yếu điểm như: số lượng tem in ít, chiều dài giấy in giới hạn, kích thước nhỏ. Rất tiện lợi để đeo chiếc máy in mã vạch di động này bên hông cho các công tác giao hàng, nhân viên nhà kho quản lý hàng hóa thường cần dùng ngay tại chỗ. Chúng cần Wifi để kết nối với máy tính hoặc smartphone, bluetooth để tiến hành in mã vạch.
Bên cạnh việc chọn máy in phù hợp với yêu cầu cần in thì kiểm tra và lựa chọn tốc độ in; cũng như chọn lựa kích thước tem nhãn mã vạch in là điều cần chú ý. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên cân nhắc thêm hai yếu tố khác đó là độ phân giải của máy in (dpi) và nhà in mã vạch cũng như giá thành của máy.
Hy vọng các bạn và quý khách hạn có được chiếc máy in mã vạch phù hợp và công việc in mã vạch sẽ mang lợi nhiều thuận lợi hơn trong việc kinh doanh của bạn.