Các loại giấy đang có mặt trên thị trường và loại giấy đặc trưng thường sử dụng- giấy vi tính liên tục. Cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất giấy công nghiệp nhé!
Chúng ta đã từng phải đối mặt với cuộc “khủng hoảng nguyên liệu giấy”, cầu nhiều hơn cung, khi nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng lên có cả sự phung phí, không tiết kiệm giấy trong khi số lượng sợi bông sản xuất được lại có hạn.
Vị cứu tinh của giấy chính là Gỗ. Khi tìm ra gỗ, cũng là lúc sợi cellulose được tìm ra, đây là một loại chất có trong gỗ và rơm rạ. Nhìn chung thì cái gì có sợi cellulose là có thể làm nguyên liệu sản xuất giấy. Nhưng đặc biệt, một số loại gỗ sau đây sẽ làm được giấy tốt, chất lượng cao.
Quá trình làm bột gỗ gồm 2 quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học.
Được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ để có được bột gỗ mài trắng.
Các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài để hình thành bộ gỗ màu nâu.
Không bỏ các phế liệu sau khi sản xuất từ gỗ, các phế liệu này sẽ được dùng băm nhỏ phối hợp với các vỏ bào của xưởng cưa theo phương thức “bột nhiệt cơ”, chúng được thấm ướt 130°C. Trong khi nghiền nước được thêm vào các miếng gỗ trong máy.
Phương pháp nấu 12 đến 15 tiếng được áp dụng để các sợi sẽ được tách ra khỏi phần cứng của cây gỗ cùng với cellilose. Sau đó bột giấy sẽ được đem đi tẩy trắng. Tẩy trắng có 2 phương pháp: có Clo và không có Clo. Lưu ý, chất Clo này có khả năng gây ô nhiễm môi trường chính vì vậy mà phương pháp Không có CLo được ưu tiên sử dụng.
Bột giấy, ngoài goài sợi cellulose còn được trộn thêm khoảng 30% các chất phụ gia như: Điôxít titan, Tinh bột, cao lanh (China clay), Blanc fixe, Phấn… Các loại chất này sẽ quyết định độ đục, độ mờ, trong của giấy, ngay cả độ bóng, mịn của giấy. Những loại giấy Bristol hay giấy couche (loại giấy in menu, brochure, catalogue…), sẽ đượctrộn nhiều tinh bột hơn để có được độ bóng hơn so với các loại giấy khác.
sau khi được làm sạch nhiều lần dung dịch bột giấy chảy lên mặt lưới, phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình, phần lớn nước chảy thoát đi và bên dưới tấm lưới có đặt một máy hút nước để giúp thoát nước. Thông thường giấy công nghiệp có 02 mặt, mặt láng và mặt lưới và các sợi giấy có chiều hướng là chiều chạy của lưới. Và giấy được ép rồi chuyển qua khâu sấy, ép và cuộn tròn.
Còn một số loại giấy không sử dụng trong in ấn như: Giấy mềm không in, Giấy than, Giấy nhám, Giấy dán tường hay Giấy phủ sàn và nhiều loại giấy khác như giấy kim tuyến, giấy thơm…
Trên là các thông tin về nguyên liệu sản xuất giấy, quy trình sản xuất giấy công nghiệp và các loại giấy trên thị trường Việt Nam hiện nay. Rất hy vọng những thông tin này của nhà in Song An chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn khi làm các sản phẩm cần đến giấy. Nếu bạn cần in sản phẩm nào trên giấy như hóa đơn liên tục, biên nhận hay in mã vạch…liên hệ với chúng tôi nhà In Song An nhé, cảm ơn!