Lựa chọn phương pháp in mã vạch

hóa đơn gtgt
Hóa đơn gtgt và những vấn đề liên quan
22 Tháng Tư, 2018
hóa đơn gtgt
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG NĂM 2018
7 Tháng Năm, 2018

Trước khi bạn đầu tư vào máy in mã vạch. Hãy tìm hiểu cách bạn sẽ sử dụng máy in của mình cũng như các phương pháp in ấn mã vạch hiệu quả. Và tiết kiệm chi phí tối đa để hoàn toàn phù hợp với môi trường làm việc của doanh nghiệp bạn.in mã vạch

Có thể in bằng một hay nhiều phương pháp như in laser, in phun (Ink Jet Printing). In ma trận điểm (Dot Matrix Printing) và in nhiệt (Thermal Technology). Trong đó, in nhiệt (Thermal Technology) gồm có in truyền nhiệt (Thermal Transfer) và in nhiệt trực tiếp (Direct thermal).

Phương pháp in tem mã vạch phổ biến

  1. Phương pháp in Laser

Máy in laser, nói dễ hiểu là nó làm làm việc như là một máy photocopy. Điều khiển các dòng ion ghi lên bề mặt trống in, kết quả là những phần tử in được tích điện. Nhiệm vụ của những phần tử tích điện này là sẽ hút mực lên bề mặt trống. Cuối cùng chúng được truyền lên bề mặt giấy nhờ lực ép và sức nóng.

Điểm mạnh:
  • Có thể in chữ và hình đồ hoạ chất lượng cao. Có thể đạt chất lượng gấp đôi khi không in mã vạch. Đạt yêu cầu của in mã vạch khi in trên bề mặt giấy phẳng.
  • Độ đen và độ phân giải của máy in laser tốt. Bên cạnh đó, những máy quét sử dụng bước sóng hồng ngoại cho độ chính xác cao nhất.
Hạn chế:
  • Nếu in công nghiệp thì Máy in laser không phù hợp. Bên cạnh đó thì các vật liệu in (như là nhãn tự dính) phải được chọn cẩn thận. Nếu không chúng sẽ có khả năng bị cong vênh hay biến dạng. Đó là do cơ chế ép và sức nóng để in mực lên bề mặt vật liệu.
  • Mực in laser rất dễ bị ảnh hưởng như nhòe, bong tróc, không bền dưới tác động của hóa chất hay nước. Không phù hợp với loại mã vạch có mục đích sử dụng lâu. Chi phí cho in mã vạch khá cao. Do khi in chữ thì độ phủ mực yêu cầu chỉ khoảng 5% mực đen trong khi đó in mã vạch cần đến hơn 30%.
  1. Phương pháp in phun – Ink Jet Printing

Đây là phương thức in chủ yếu in trên vật liệu giấy Carton hoặc in trên bao bì với tốc độ cao. Máy in phun sử dụng hai kỹ thuật là phun từng giọt hoặc phun liên tục để in lên bề mặt vật liệu.

Điểm mạnh: có tốc độ in khá cao.

Hạn chế:
  • Đầu tư hệ thống in mã vạch với công nghệ in này là khá đắt và chỉ phù hợp cho in với số lượng lớn. Máy in phun có tốc độ chậm và không chính xác trong việc in mã vạch.
  • Thường xuyên phải kiểm tra và bảo dưỡng máy in. Để đảm bảo sự đồng nhất của sản phẩm in và tránh hiện tượng nghẽn mực đầu phun.
  • Hầu hết mực in phun là mực gốc nước nên có hiện tượng bị sọc, nhoè,… Còn loại mực không hoà tan trong nước. Khi sử dụng máy quét sẽ phản xạ lại đầu đọc làm chúng không đọc được.
  • Sự chính xác của hạt mực và độ đen/độ phân giải bị hạn chế do cơ chế rơi của mực. Và bề mặt in liên tục di chuyển.
  1. In ma trận điểm – Dot Matrix Printing

Đây là phương thức in sử dụng búa hoặc kim để truyền mực từ ruy-băng mực ribbon lên trên bề mặt vật liệu. Đa phần là vì sự thiếu chính xác của các hạt mực và độ phân giải thấp. Nên hiện nay phương pháp này hầu như không được sử dụng trong in mã vạch.

Điểm mạnh:
  • Có thể in trên nhiều loại vật liệu, hoá đơn hoặc tài liệu và có thể in trên giấy cuộn khổ rộng.
  • Dễ dàng mua và giá thành rẻ.
  • Máy in kim sử dụng ru-băng mực dạng multipass để giảm chi phí mua ru-băng và vật liệu in.
Hạn chế:
  • Độ thấm của mực có thể bị nhoè khi in là nguyên nhân làm phần tử in bị biến dạng.
  • Máy in kim chỉ in được những mã vạch có độ đen thấp hay trung bình. Kích thước hạt của ma trận điểm trên máy nhỏ không tạo được độ đen cần thiết.
  • Độ bền của hạt mực không tốt và không bền nhất là khi bị tác động bởi chất hóa học hay nước.
  • Đặc thù là loại ru băng này liên tục được sử dụng lại nên không đảm bảo về độ tương phản. Khi sử dụng nhiều lần thì chúng sẽ tạo ra mã vạch không đủ độ đen cho máy quét có thể đọc được.
  1. Phương pháp in nhiệt – Thermal Technology

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong in mã vạch. Dựa trên 2 kỹ thuật là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt, cả hai đều làm nóng đầu ghi để tạo ra hình ảnh.

  1. In truyền nhiệt – Thermal Transfer

Dễ dàng nhận biết bởi đường nét bóng và chắc chắn của phần tử in. Kỹ thuật này sử dụng một cuộn ruy-băng ribbon mỏng, khi được nung nóng bằng dầu ghi thì truyền hình ảnh lên vật liệu in.

Điểm mạnh:

In truyền nhiệt tạo ra các bài in nhất quán, có độ tin cậy cao. Khi được ghi với nhiệt độ thích hợp thì hình ảnh không chỉ có khả năng chịu nhiệt và độ ẩm, mà còn chống được trầy xước, rất bền và đảm bảo về màu sắc, độ đen và độ phân giải.

Hạn chế:

Giá thành cao hơn in nhiệt trực tiếp vì sử dụng ru-băng, tuy nhiên tuổi thọ đầu ghi lai cao hơn. Chính vì sử dụng công nghệ Singlepass nên rất có thể sẽ lãng phí nếu bạn in mã vạch với số lượng ít.

  1. In nhiệt trực tiếp- Direct Thermal

Là phương thức in sử dụng loại vật liệu nhạy với nhiệt, do vậy, khi đi qua đầu ghi được nung nóng, chúng bị đen lại tạo hình ảnh in chứ không sử dụng ru-băng mực. Phương pháp in này được chú ý vì sự đơn giản của nó. Chúng kém bền khi ở trong môi trường nóng, ở lâu dưới ánh sáng mặt trời hay cọ sát, mặc dù chúng có độ bền lâu.

Điểm mạnh:

Phương pháp này đơn giản hơn so với những kỹ thuật in khác vì nó không cần mực in, ru-băng mực hay mực tĩnh điện. Và quan trọng là tạo ra hình ảnh in sắc nét, thuận lợi cho máy quét. Đây là kỹ thuật lý tưởng nhất trong việc in mã vạch với thời gian sử dụng ngắn.

Hạn chế:

Nó vẫn bị tác động của chất hóa học. Vì lí do là áp dụng cho một số trường hợp để chống trầy xước nên người ta thường tráng phủ lớp UV. Bên cạnh đó nó còn rất nhạy với môi trường nóng và ánh sáng /trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

Bạn đã sẵn sàng cho việc in mã vạch sản phẩm cho riêng doanh nghiệp, đây là lúc bạn sẽ có nhiều phương án để lựa chọn phương pháp in. Hãy để In Song An đồng hành cùng bạn.


Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/insonga/public_html/wp-content/themes/betheme/includes/content-single.php on line 278
admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE

Contact Me on Zalo